Giá thép sẽ giảm 10 - 15% trong năm 2022?
Địa chỉ: 461 QL1A, Khu Phố 2, P. Linh Xuân, Tp. Thủ Đức (ĐÃ DI DỜI) --> 305 Mỹ Phước Tân Vạn - Kp. Tân Phú 1 - P. Tân Bình - Tp. Dĩ An - Bình Dương
0
0775 400 500 - 0903 634 551
Cung – cầu sẽ cân bằng hơn
Trong báo cáo ngành thép, các chuyên gia của MBKE cho rằng, bên cạnh việc Chính phủ các nước đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng để đối phó với việc suy giảm kinh tế, sự đồng loạt mở cửa trở lại của các nước phát triển đã tạo ra nhu cầu tăng cao về vật liệu xây dựng kể từ qúy III/2020.
Từ con số tăng tưởng kỷ lục trong qúy III/2020 (sản xuất công nghiệp +12,7% so với cùng kỳ và xây dựng +12,7%), sản xuất công nghiệp và xây dựng của các nước trong khối OECD đã mở rộng liên tục trong 4 quý liên tiếp.
Theo MBKE, cung - cầu sẽ trở nên cân bằng hơn trong tương lai và giá thép sẽ giảm 10 - 15% vào năm 2022.
Về nguồn cung, theo MBKE, những đợt giãn cách xã hội mới đây tại các nước đang phát triển do tác động của biển thể Delta và tỷ lệ phủ vắc xin thấp đã tạo nên sự tắc nghẽn về nguồn cung thép. Ngoài ra, chính sách của Trung Quốc nhằm giới hạn sản lượng thép trong nước không vượt quá sản lượng 2020 nhằm giảm ô nhiễm trước thềm Thế vận hội mùa đông 2022 và cuộc tổng tuyển cử 2022, cũng như mục tiêu dài hạn của nước này nhằm trung hòa carbon vào năm 2050.
Bên cạnh đó, sản lượng thép sản xuất hàng tháng của HPG đã giảm 30%, từ 100 triệu tấn vào tháng 5/2021 xuống còn khoảng 70 triệu tấn vào tháng 10/2021. Do sự mất cân đối cung – cầu, giá thép đã được đẩy lên mức cao kỷ lục vào tháng 5/2021.
Bước sang qúy IV/2021, những nút thắt về nguồn cung đang dần giảm bớt do nhu cầu ở các nước phát triển chậm lại và sự mở cửa trở lại của các nước đang phát triển nhờ tỷ lệ tiêm phòng cao, dẫn đến giá thép giảm. Cuối tháng 11/2021, giá HRC của Trung Quốc giảm 25% xuống còn khoảng 750 USD/tấn từ hơn 1.000 USD vào tháng 5/2021.
Năm 2022, OECD dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ giảm 4,46% năm 2022 và 3,24% vào năm 2023, từ mức 5,56% của năm 2021. Đối với thị trường thép, Hiệp hội Thép Thế giới ước tính nhu cầu của Trung Quốc sẽ không đổi khi chỉ giảm 1% so với cùng kỳ năm trước, trong khi tăng trưởng của các nước phát triển và phần còn lại của thế giới giảm hơn một nửa xuống còn lần lượt 4,3% so với cùng kỳ và 5,0% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, các nhà sản xuất thép Trung Quốc có thể tăng cường sản xuất trở lại sau Thế vận hội mùa đông 2022. Do đó, MBKE kỳ vọng cung - cầu sẽ trở nên cân bằng hơn trong tương lai và giá thép sẽ giảm 10 - 15% vào năm 2022.
Thị trường trong nước bùng nổ
Các chuyên gia cho rằng, thị trường thép trong nước chịu ảnh hưởng nặng nề khi chủng Delta lan rộng đã khiến cho các công trường đóng cửa trong suốt qúy III/2021. Giá trị xây dựng giảm 11,41% so với cùng kỳ năm trước và tổng sản lượng thép thành phẩm (thép cây, ống thép, và tôn mạ) giảm 37,9% so với cùng kỳ, trong qúy III/2021. Mặc dù ghi nhận nhu cầu tăng vọt trong tháng 10 hậu giãn cách xã hội nhưng sản lượng tiêu thụ trong tháng 10 - 11 vẫn còn kém, giảm 22%. Tổng sản lượng thép tiêu thụ toàn ngành giảm 14,6% so với năm 2020, còn 10,79 triệu tấn.
Bước sang năm 2022, MBKE kỳ vọng gói kích thích kinh tế 2022 - 2023 sẽ nhanh chóng giúp thị trường trong nước hồi phục. Bên cạnh đó, gói đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trị giá 150 nghìn tỷ đồng, cộng với mức 530 nghìn tỷ đồng đang có, sẽ giúp chi tiêu công tăng 38% trong năm 2022.
Hơn nữa, những điều chỉnh về Luật Xây dựng, đầu tư và nhà đất sẽ tháo gỡ nút thắt đang ngăn cản sự phát triển ngành bất động sản nhà ở trong những năm gần đây. Điều này sẽ giúp thị trường thép trong nước tăng trưởng 15 - 20% trong năm 2022.
“Năm 2022, chúng tôi dự báo biên lãi ròng sẽ thu hẹp song song với việc giá bán và lợi nhuận giảm nhiều hơn. Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng nhu cầu thép trong nước tăng sẽ giúp việc giảm giá không ảnh hưởng nhiều lên doanh thu và lợi nhuận của các nhà sản xuất thép. Hơn nữa, các công ty này hiện đang giao dịch với các hệ số định giá thấp tính từ trước đến nay, do đó rủi ro giảm giá là hạn chế” - các chuyên gia của MBKE đánh giá.