Thị trường ngày 17/7: Vàng "rời đỉnh" 8 tháng, giá thép và thiếc đạt mức cao kỷ lục, nickel cao nhất 5 tháng
Địa chỉ: 461 QL1A, Khu Phố 2, P. Linh Xuân, Tp. Thủ Đức (ĐÃ DI DỜI) --> 305 Mỹ Phước Tân Vạn - Kp. Tân Phú 1 - P. Tân Bình - Tp. Dĩ An - Bình Dương
0
0775 400 500 - 0903 634 551
Giá dầu tăng
Chốt phiên giao dịch ngày 16/7, dầu thô Brent tăng 12 US cent tương đương 0,2% lên 73,59 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI tăng 16 US cent tương đương 0,2% lên 71,81 USD/thùng. Trong đầu phiên giao dịch, cả hai loại dầu đều giảm 1 USD/thùng.
Tuy nhiên, tính chung cả tuần giá dầu Brent giảm gần 3% - tuần giảm thứ 3 liên tiếp – lần đầu tiên – kể từ tháng 4/2020. Giá dầu WTI giảm gần 4% - tuần giảm mạnh nhất kể từ tháng 3/2021.
Sản lượng dầu thô Mỹ trong 2 tuần qua tăng 300.000 thùng/ngày lên 11,4 triệu thùng/ngày trong tuần kết thúc ngày 9/7/2021. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 5/2020.
OPEC dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ tăng trong năm tới lên khoảng 100 triệu thùng/ngày – tương tự mức trước đại dịch, dẫn đầu bởi sự tăng trưởng nhu cầu tại Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ.
Giá khí tự nhiên tăng
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng gần 2%, do giá khí đốt toàn cầu tăng thúc đẩy xuất khẩu.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 8/2021 trên sàn New York tăng 6 US cent tương đương 1,7% lên 3,674 USD/mmBTU. Tính chung cả tuần, giá khí tự nhiên không thay đổi sau khi giảm 1% trong tuần trước đó.
Giá khí tự nhiên tăng bất chấp dự báo thời tiết bớt nóng và nhu cầu điều hòa không khí trong 2 tuần tới thấp hơn so với dự báo trước đó.
Giá vàng rời khỏi mức cao nhất 1 tháng, palađi giảm
Giá vàng giảm và rời khỏi mức cao nhất 1 tháng trong phiên trước đó, do đồng USD tăng mạnh.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA giảm 0,8% xuống 1.814,11 USD/ounce, song có tuần tăng 0,3% và vàng kỳ hạn tháng 8/2021 trên sàn New York giảm 0,8% xuống 1.815 USD/ounce.
Chỉ số đồng USD có tuần tăng mạnh, khiến vàng trở nên kém hấp dẫn hơn.
Đồng thời, giá palađi giảm 3,2% xuống 2.644,2 USD/ounce và có tuần giảm đầu tiên trong 4 tuần.
Giá thiếc đạt mức cao kỷ lục, nickel cao nhất 5 tháng
Giá thiếc đạt mức cao kỷ lục do lo ngại nguồn cung tại nước sản xuất lớn – Myanmar, cùng với đó là giá thép không gỉ tăng cũng đẩy giá nickel tăng lên mức cao nhất 5 tháng.
Giá thiếc trên sàn London tăng 1,3% lên 33.565 USD/tấn, trong phiên có lúc đạt 33.840 USD/tấn – cao nhất kể từ tháng 4/2011 (33.600 USD/tấn)
Myanmar – nước sản xuất thiếc lớn thứ 3 thế giới – bị ảnh hưởng bởi các trường hợp nhiễm Covid-19 ngày càng gia tăng và một cuộc khủng hoảng chính trị.
Giá nickel trên sàn London tăng 0,7% lên 19.085 USD/tấn, sau khi đạt mức cao nhất kể từ tháng 2/2021.
Hiệp hội thiếc quốc tế cho biết, thị trường thiếc toàn cầu đạt 380.000 tấn và dự kiến trong năm nay sẽ thiếu hụt 10.200 tấn. Con số này sẽ tăng mạnh lên 12.700 tấn trong năm 2022.
Giá thép không gỉ đạt mức cao kỷ lục, quặng sắt tăng
Giá thép không gỉ tại Trung Quốc tăng hơn 6% lên mức cao kỷ lục, do tiêu thụ mạnh và nguồn cung nguyên liệu thô giảm, trong khi mối lo ngại về cắt giảm sản lượng thép cũng hỗ trợ giá.
Trên sàn Thượng Hải, giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 8/2021 tăng 4,3% lên 18.740 CNY/tấn, trong phiên có lúc tăng 6,7% lên 19.175 CNY (2.965,15 USD)/tấn. Giá thép cây kỳ hạn tháng 10/2021 tăng 0,2% lên 5.559 CNY/tấn, trong khi giá thép cuộn cán nóng giảm 0,1% xuống 5.952 CNY/tấn.
Tiêu thụ 5 sản phẩm thép chủ yếu tuần tính đến ngày 15/7 tăng 3,9% so với tuần trước đó lên 10,77 triệu tấn, do tồn trữ thép giảm lần đầu tiên trong 6 tuần, công ty tư vấn Mysteel cho biết.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Đại Liên tăng 1,9% lên 1.241 CNY/tấn.
Giá cao su tiếp đà tăng
Giá cao su tại Nhật Bản tăng, hồi phục từ mức thấp nhất 8 tháng trong đầu tuần này, do kỳ vọng thị trường tiêu thụ hàng đầu – Trung Quốc – sẽ hỗ trợ nhiều hơn để củng cố sự phục hồi nền kinh tế sau Covid-19. Mặc dù vậy, giá cao su vẫn có tuần giảm.
Giá cao su kỳ hạn tháng 12/2021 trên sàn Osaka tăng 1 JPY tương đương 0,5% lên 214,9 JPY (2 USD)/kg. Tính chung cả tuần, giá cao su giảm 0,7% - tuần giảm thứ 3 liên tiếp, trong bối cảnh lo ngại đại dịch virus corona trên toàn cầu gia tăng.
Đồng thời, giá cao su kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn Thượng Hải tăng 315 CNY lên 13.570 CNY (2.098 USD)/tấn.
Giá cà phê tăng
Giá cà phê arabica tăng gần 3%, do các vấn đề logistics đã hạn chế dòng cà phê từ 2 nước xuất khẩu hàng đầu.
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn ICE tăng 4,3 US cent tương đương 2,7% lên 1,6135 USD/lb.
Đồng thời, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 9/2021 trên sàn London tăng 11 USD tương đương 0,6% lên 1.767 USD/tấn, sau khi đạt mức cao nhất 2,5 năm (1.777 USD/tấn).
Giá đường tiếp đà tăng
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2021 trên sàn ICE tăng 0,38 US cent tương đương 2,2% lên 17,71 US cent/lb.
Đồng thời, giá đường trắng kỳ hạn tháng 8/2021 trên sàn London tăng 7,7 USD tương đương 1,8% lên 443,7 USD/tấn.
Giá lúa mì tuần tăng mạnh nhất 6 năm, đậu tương tăng, ngô giảm
Giá lúa mì tại Chicago tăng 3% và có tuần tăng mạnh nhất 6 năm, do điều kiện thời tiết ảnh hưởng đến cây trồng lúa mì tại Bắc Mỹ, châu Âu và Nga, dấy lên mối lo ngại về nguồn cung toàn cầu.
Trên sàn Chicago, giá lúa mì kỳ hạn tháng 9/2021 tăng 20-1/4 US cent lên 6,92-1/4 USD/bushel. Tính chung cả tuần, giá lúa mì tăng hơn 12% - tuần tăng mạnh nhất kể từ tháng 6/2015. Giá lúa mì vụ xuân kỳ hạn tháng 9/2021 tăng 22-1/2 US cent lên 9,16-1/2 USD/bushel, sau khi đạt 9,25 USD/bushel – mức cao nhất kể từ tháng 12/2012. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 11/2021 tăng 14-1/4 US cent lên 13,94-1/4 USD/bushel, trong khi giá ngô kỳ hạn tháng 12/2021 giảm 2 US cent xuống 5,54-1/4 USD/bushel.
Giá dầu cọ tăng
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng và có tuần tăng thứ 4 liên tiếp, do xuất khẩu trong nửa đầu tháng 7/2021 tăng và dự kiến sản lượng tăng chậm.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 10/2021 trên sàn Bursa Malaysia tăng 20 ringgit tương đương 0,49% lên 4.131 ringgit (981,93 USD)/tấn. Tính chung cả tuần, giá dầu cọ tăng 6,1% - chuỗi tăng hàng tuần dài nhất kể từ đầu tháng 1/2021.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 17/7: