TRUNG QUỐC THAM VỌNG TĂNG KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT GIÁ QUẶNG SẮT
Địa chỉ: 461 QL1A, Khu Phố 2, P. Linh Xuân, Tp. Thủ Đức (ĐÃ DI DỜI) --> 305 Mỹ Phước Tân Vạn - Kp. Tân Phú 1 - P. Tân Bình - Tp. Dĩ An - Bình Dương
0
0775 400 500 - 0903 634 551
Theo Reuters, giá quặng sắt đang dao động giữa lạc quan và bi quan về triển vọng kinh tế của nhà nhập khẩu hàng đầu - Trung Quốc. Nhưng ngoài những dao động ngắn hạn, những yếu tố bất định trong dài hạn đang xuất hiện.
Trung Quốc đang thúc đẩy kế hoạch tập trung hoá hoạt động thu mua quặng sắt, trong đó, các nhà máy thép quốc doanh đang tạo ra một doanh nghiệp mới để tăng cường khả năng thương lượng giá.
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc, quốc gia mua khoảng 70% khối lượng quặng sắt từ đường biển, cố gắng mở rộng quyền kiểm soát thị trường quặng sắt nhiều hơn.
BHP, công ty khai thác quặng sắt lớn thứ ba thế giới sau Rio Tinto và Vale của Brazil, tỏ ra không mấy quan ngại trước kế hoạch của Trung Quốc thành lập một công ty thu mua quặng sắt tập trung nhằm tạo áp lực khi đàm phán giá.
Giám đốc Tài chính BHP David Lamont cho rằng thị trường vẫn là yếu tố quyết định giá.
Khi được hỏi liệu kế hoạch thành lập một doanh nghiệp thu mua quặng sắt trung tâm có khả năng thành công hay không, Lamont nói, “Những gì đã từng xảy ra trong lịch sử sẽ chứng minh kế hoạch này sẽ không thành công”.
Rủi ro là hệ thống mua tập trung mang lại sự kém hiệu quả và bộ máy quan liêu. Các nhà máy thép Trung Quốc sẽ phải giành giật để có được lượng quặng sắt mà họ cần và vào đúng thời điểm.
Điều này cũng khiến mối quan hệ giữa các nhà khai thác và các nhà máy thép Trung Quốc trở nên gay gắt hơn khi cả hai không tìm được tiếng nói chung về giá.
Ngoài ra, thị trường sẽ phải thích nghi với những thay đổi trong phương thức mua quặng sắt của Trung Quốc. Tuy nhiên, có khả năng bộ ba công ty khai thác lớn thế giới sẽ tìm cách duy trì phương thức định giá dựa vào thị trường giao ngay.
Nếu Trung Quốc rút khỏi thị trường giao ngay một cách hiệu quả, ván đề sẽ trở nên phức tạp hơn vì giá tham chiếu sẽ dựa trên những gì các nhà máy thép Nhật Bản và Hàn Quốc đang phải trả.
Nói tóm lại, nếu Trung Quốc thành lập hệ thống thu mua tập trung, thị trường sẽ đối mặt với rủi ro bị giấn đoạn.
Nhưng ngay cả khi Trung Quốc thiết lập một hệ thống mua tập trung hiệu quả, thì cũng không có khả năng thay đổi nhiều động lực thị trường.
Thị trường quặng sắt cực kỳ tập trung, được thống trị bởi các ông lớn ngành khai thác tại hai quốc gia là Australia và Brazil.
Để xem xét sự phụ thuộc của Trung Quốc vào hai nhà cung cấp đó, hãy cơ cấu nguồn cung quặng sắt trong tháng 7.
Theo đó, ước tính trong tháng 7, Trung Quốc nhập khẩu 99,61 triệu tấn quặng sắt. Trong đó, Australia cung cấp 66,92 triệu tấn, tương đương 67% thị phần. Brazil chiếm 20% thị phần với 20 triệu tấn.
Nam Phi, nguồn cung quặng sắt lớn thứ 3 cho Trung Quốc, xuất khẩu 2,6 triệu tấn, tương đương 2,9% thị phần.
Nếu Trung Quốc nhất quyết giảm giá thì khả năng dẫn đến bế tắc, trong đó các công ty khai thác có thể hạn chế số lượng quặng sắt bán cho Trung Quốc. Như vậy, trong cuộc chiến này, ai có khả năng chịu đựng lâu hơn thì người đó thắng; phần lớn cũng sẽ phụ thuộc vào tình trạng nhu cầu thép của Trung Quốc vào thời điểm đó.
Có thể thấy rằng hệ thống định giá dựa trên thị trường giao ngay đã hoạt động có lợi cho các công ty khai thác trong giai đoạn 2009-2011 khi nhu cầu của Trung Quốc cao trong bối cảnh kích thích kinh tế trong giai đoạn sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Nhưng sau đó, nguồn cung ngày càng dồi dào, đồng nghĩa với việc các nhà máy thép Trung Quốc được hưởng lợi nhiều hơn những gì họ có thể có theo hệ thống định giá hợp đồng trước đây.
Giá quặng sắt chỉ bắt đầu tăng ổn định trở lại vào năm 2019, sau đó giảm trong đợt bùng phát đại dịch COVID-19 lần đầu tiên vào năm 2020 trước khi tiếp tục đà tăng trong bối cảnh nhu cầu thép toàn cầu tăng mạnh.
Nguồn tin: Vietnambiz