SỨC ÉP LÊN NGÀNH THÉP VIỆT NGÀY MỘT LỚN KHI QUỐC GIA NÀY Ồ ẠT BÁN SẮT THÉP RA THẾ GIỚI
Địa chỉ: 461 QL1A, Khu Phố 2, P. Linh Xuân, Tp. Thủ Đức (ĐÃ DI DỜI) --> 305 Mỹ Phước Tân Vạn - Kp. Tân Phú 1 - P. Tân Bình - Tp. Dĩ An - Bình Dương
0
0775 400 500 - 0903 634 551
Xuất khẩu thép Trung Quốc tăng vọt lên cao nhất 7 năm
Ngành công nghiệp thép của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi sự sụt giảm kéo dài nhiều tháng trong lĩnh vực bất động sản tại quốc gia này, đẩy giá thép xuống mức thấp nhất trong 3 năm trở lại đây. Tuy nhiên, nhu cầu mạnh mẽ, chủ yếu từ khu vực châu Á và châu Phi đã giúp các nhà sản xuất thép của Trung Quốc hạn chế lượng tồn kho và có thể tiếp tục hoạt động.
Trong bối cảnh nhu cầu nội địa suy yếu do thị trường bất động sản ảm đạm, Trung Quốc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thép.
Theo số liệu Tổng Cục Hải quan Trung Quốc, xuất khẩu thép của nước này trong tháng 5 đạt 8,4 triệu tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất kể từ tháng 9/2016. Tính chung 5 tháng đầu năm, lượng thép xuất khẩu tăng mạnh 41% so với cùng kỳ, đạt mức 36,3 triệu tấn.
Các chuyên gia dự đoán sản lượng thép xuất khẩu của Trung Quốc trong năm 2023 có thể dễ dàng vượt qua mức 67,32 triệu tấn của năm trước, đạt 77 triệu tấn.
Xuất khẩu sắt thép của Trung Quốc có đạt 77 triệu tấn trong năm 2023
Tuy nhiên, việc các nhà máy sản xuất của Trung Quốc đẩy mạnh xuất khẩu nhằm giải phóng hàng tồn kho đồng nghĩa với việc giá bán liên tục giảm. Trong tháng 5 vừa qua, giá thép xuất khẩu của nước này xuống còn 920 USD/tấn.
Giá thép xuất khẩu liên tục suy giảm nên dù lượng bán hàng trong tháng 5 đạt mức cao nhất 7 năm nhưng số tiền mà các nhà máy thu về trong giai đoạn này thấp hơn 27,5% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 7,7 tỷ USD.
Xuất khẩu tăng mạnh cùng với nhập khẩu thép thấp hơn so với cùng kỳ đã giúp các nhà sản xuất tại Trung Quốc ngăn chặn sự gia tăng hàng tồn kho trong nước, mặc dù nhu cầu trong nước không đạt kỳ vọng.
Tính tới ngày 21/6, tồn kho của các nhà máy thép tại Trung Quốc đang ở mức 15,44 triệu tấn, thấp nhất kể từ giữa tháng 1/2023 và thấp hơn 30% so với cùng kỳ năm trước, theo dữ liệu từ Mysteel.
Sức ép lên ngành thép Việt sẽ ngày một lớn?
Việc tăng cường xuất khẩu của Trung Quốc sẽ gây sức ép với thị trường Việt Nam ngay sát bên, đặc biệt trong bối cảnh thị trường bất động sản, xây dựng vẫn trầm lắng khiến nhu cầu tiêu thụ lao dốc và hàng loạt doanh nghiệp lao đao.
Trung Quốc chiếm hơn 50% lượng thép nhập khẩu vào Việt Nam trong năm 2022
Số liệu từ Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy, các nhà sản xuất đã xuất khẩu gần 4,3 triệu tấn sắt thép các loại trong 5 tháng đầu năm, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Ở chiều ngược lại, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam trong giai đoan này đạt khoảng 4,6 triệu tấn, giảm 12,4% về lượng và giảm gần 30% về kim ngạch do giá sắt thép trên thế giới hạ nhiệt đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.
Đáng nói, sắt thép từ Trung Quốc luôn chiếm hơn 50% tổng lượng hàng nhập vào Việt Nam. Năm 2022, số liệu từ Tập đoàn SUMEC (Trung Quốc) cho biết Việt Nam là thị trường lớn thứ 2 mua thép các loại của Trung Quốc với hơn 5,46 triệu tấn, chiếm 10% tổng lượng thép xuất khẩu của nước này.
Lượng sắt thép mua từ Trung Quốc chiếm 46% tổng sản phẩm nước ngoài nhập vào Việt Nam trong năm qua. Trong đó, thép cuộn cán nóng (HRC) là sản phẩm mà các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc.
Các doanh nghiệp sản xuất trong nước cho hay, hiện thép HRC nhập khẩu vào Việt Nam với thuế suất 0%. Đặc biệt, nhiều sản phẩm thép từ Trung Quốc nhập vào nước ta cũng đang được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt 0% theo Hiệp định ACFTA mà Việt Nam và Trung Quốc đều tham gia.
Đây là lý do thép Trung Quốc đang ồ ạt "chảy" vào Việt Nam, khiến các doanh nghiệp ngành này lao đao, thua lỗ.
VSA cho biết, nhu cầu thép yếu tại hầu hết khu vực trên thế giới và tâm lý tiêu cực đã tác động đến giá bán thép thành phẩm. Xu hướng giảm giá thép trên toàn cầu càng được củng cố thêm khi các nhà sản xuất thép Trung Quốc tìm cách đẩy mạnh xuất khẩu với tốc độ giảm giá nhanh để cạnh tranh.